Tag sản phẩm

Quảng cáo

Tin tức chi tiết

Ngành nhựa tìm cơ hội phát triển

Hội nghị Liên đoàn công nghiệp nhựa các nước ASEAN (AFPI) lần thứ 14 và Diễn đàn nhựa châu Á (APF) lần thứ 22, do Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) vừa qua tại TP.HCM các chuyên gia tham dự đã đưa ra nhiều giải pháp giúp DN nhựa Việt Nam nói riêng và trong khu vực nói chung tồn tại, phát triển bền vững.

Trên thế giới, ngành công nghiệp nhựa dù còn non trẻ so với các ngành công nghiệp lâu đời khác như: cơ khí, điện - điện tử, hóa chất, dệt may… nhưng là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định. Trong thời gian qua, các DN nhựa Việt Nam đã có sự hợp tác chặt chẽ với những DN nhựa các nước trong khu vực châu Á và Đông Nam Á. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy ngành nhựa Việt Nam phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng bình quân 15-20%/năm, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

 

 congnhan.jpg

 

Ông Ahmad Khairuddin, Chủ tịch Ủy ban Phát triển bền vững (SDC) của APF cho biết, ngành nhựa Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 6 của AFPI vào tháng 3/1996. Tính đến nay, AFPI gồm 7 quốc gia là Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Myanmar và Việt Nam. Từ khi gia nhập AFPI, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế mới nổi lên trong khu vực Đông Nam Á, trong đó ngành nhựa là một trong những ngành phát triển nhanh nhất tại Việt Nam.

Gần đây, do nhiều sự kiện gây những bất ổn cho nền kinh tế thế giới, nhu cầu suy giảm, giá nhựa giảm mạnh, giá năng lượng tăng vọt, lao động thiếu hụt, chi phí hoạt động cao… là những thách thức mà ngành nhựa phải đương đầu. Để vượt qua được những khó khăn này, các thành viên của AFPI cần phát huy hết năng lực của mình, đồng thời nâng cao năng suất, duy trì khả năng cạnh tranh... Riêng tại Việt Nam có một thực tế khó khăn mà các DN ngành nhựa đang phải đối mặt đó là tình trạng nhập khẩu nguyên liệu và máy móc rất lớn.

Ông Trần Việt Anh - Phó Chủ tịch Hội Cao su - nhựa TP.HCM cho biết, so với năng lực chủ động nguyên liệu của các nước trong khu vực, hiện ngành nhựa Việt Nam đang bị lệ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Theo thống kê, trung bình mỗi năm ngành nhựa cần 2,2 triệu tấn nguyên liệu để phục vụ sản xuất, nhưng trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 450.000 tấn (tương đương 20% nhu cầu), còn lại 80% phải nhập khẩu từ Hàn Quốc, Ả Rập… Điều này dẫn đến việc không những giá thành sản phẩm kém cạnh tranh, ngành nhựa còn phải đối mặt với thực trạng nhập siêu nguyên liệu, hàm lượng giá trị gia tăng thực thu ở mức gần như không đáng kể.

Việc chưa chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất và hình thành công nghiệp hỗ trợ gây trở ngại cho sự tăng trưởng bền vững của ngành nhựa Việt Nam. Vì thế mục tiêu rất quan trọng của ngành nhựa Việt Nam trong thời gian tới là đầu tư để chủ động một phần nguyên liệu sản xuất trong nước. Cụ thể, vào năm 2020 kim ngạch xuất khẩu của ngành nhựa sẽ đạt 7 tỷ USD và từng bước chủ động được nguồn nguyên liệu.

Các DN ngành nhựa Việt Nam cũng tăng cường liên kết với các thương vụ nước ngoài và một số công ty cung cấp thiết bị quốc tế để giới thiệu công nghệ và nguồn nguyên liệu mới... Thêm vào đó ngành nhựa là một trong 10 ngành Nhà nước ưu tiên phát triển do có tăng trưởng tốt và ổn định, xuất khẩu khá mạnh và sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao.

Nhà nước đã có chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho ngành nhựa, định hướng đến năm 2020 nhập khẩu nguyên liệu của ngành chỉ còn khoảng 50%. Đồng thời, thực hiện nhiều chính sách khuyến khích để huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào khâu sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa, vì ngoài tạo ra sản phẩm tiêu dùng trực tiếp, ngành nhựa còn giữ vai trò hỗ trợ sản xuất cho các ngành khác.

Bên cạnh đó để phát triển bền vững ngành công nghiệp nhựa, ông Callum Chen - Tổng thư lý APF nhấn mạnh, trong hiện tại và tương lai khi các nước và Chính phủ đưa ra những tiêu chí về môi trường để các công ty làm theo và lựa chọn nhà cung cấp; khuyến khích các thành viên của APF ký kết tuyên bố chung về rác biển; tiếp tục cho công chúng biết rằng, đồ nhựa khi so với các vật liệu khác thực sự để lại ít dấu tích carbon hơn trên môi trường…/.